Dầu nhớt ô tô và những điều bạn cần phải biết

Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quá trình luân chuyển liên tục, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt dẫn đến hiện tượng kích nổ hoặc hỏng bề mặt pít tông. 

Dầu nhớt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ ô tô. Không chỉ duy trì cho động cơ hoạt động một cách bình thường mà tính chất của dầu nhớt sẽ bảo vệ các chi tiết giúp cho chúng bền bỉ hơn

Tác dụng của dầu nhớt

Tác dụng bôi trơn

Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn giúp pít tông di chuyển tịnh tiến lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xy lanh.

 

Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim loại như pít tông, thanh truyền, trục cam, xu páp… Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.

Bạn muốn mua xe hơi hay mua xe máy hãy đến với chợ mua bán xe ô tô, chợ mua bán xe máy để được tư vấn mua xe máy honda cũmua xe mazda và chia sẽ kinh nghiệm mua bán xe

Tác dụng làm mát

Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quá trình luân chuyển liên tục, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt dẫn đến hiện tượng kích nổ hoặc hỏng bề mặt pít tông. 

Xem Thêm:  Top 5 mẫu xe được đánh giá là bền bỉ nhất thế giới

Tác dụng làm sạch

Sau khi đốt cháy nhiên liệu sẽ sản sinh ra một lượng lớn muội than trong động cơ, tác dụng tiếp theo của dầu nhớt là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.

 

Tác dụng làm kín

Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa pít tông và thành xy lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.

Tác dụng chống gỉ

Các chi tiết bên trong động cơ luôn hoạt động ở nhiệt độ cao nên nếu tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng oxy hóa dẫn đến han gỉ. Vì vậy dầu nhớt tạo thàng lớp màng mỏng trên bề mặt giúp cho các chi tiết kim loại không tiếp xúc trực tiếp với không khí tránh được sự han gỉ. 

Thành phần của dầu nhớt

Dầu nhớt gồm dầu gốc (chiếm 75 đến 80% trọng lượng) và các chất  phụ gia. Tuy vậy các chất phụ gia mới là yếu tố chính quyết định chất lượng và tính chất của dầu nhớt. 

 

Nhằm nâng cao hơn những tính năng, tác dụng nói trên, dầu nhớt động cơ được bổ sung thêm rất nhiều chất phụ gia khác nhau: 

Phụ gia làm sạch

Loại phụ gia này có tác dụng chống đóng cặn các bon hay muội than. Chất phụ gia này sẽ bao bọc các phần tử các bon hay muội sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu và giữ ở trạng thái vô hại khi tách rời và phân tán chúng riêng rẽ trong dầu nhớt.

Phụ gia chống ăn mòn

Loại phụ gia này sẽ liên kết, tạo một màng dầu trên bề mặt kim loại và chống lại sự mài mòn các chi tiết này do hiện tượng oxy hóa. 

Phụ gia nâng cao hệ số nhớt

Chất này có tác dụng nâng cao độ nhớt của dầu để đảm bảo khả năng bôi trơn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ. 

Các thông số của dầu nhớt cần quan tâm

Cấp hiệu năng API

Cấp hiệu năng API (Viện dầu mỏ Mỹ) dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và diesel, bắt đầu được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trung bình cứ sau khoảng 4-5 năm lại có một loạt các cấp API mới ra đời để đáp ứng yêu cầu bôi trơn của thế hệ động cơ công nghệ mới ra đời.  

Cấp chất lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL.

 

Tương tự như vậy, nhớt động cơ diesel được phân thành các cấp API từ CA cho đến CD (API CA, API CB, API CC, API CD).

Cấp độ nhớt SAE

Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc-loãng của dầu nhớt như SAE 30, 40 và 50. Số càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt hơn. Các cấp độ nhớt này được xác định ở 100 độ C (là nhiệt độ trung bình của nhớt khi động cơ làm việc) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao. 

Các loại dầu nhớt đơn cấp như SAE 40, SAE 50. Độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi trời lạnh, dầu sẽ hơi đặc và giảm khả năng bôi trơn, máy mới khởi động có cảm giác hơi “nặng”.

Các loại dầu nhớt có độ nhớt đa cấp như SAE 10W-30; 15W-40 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi. Chữ W được cho là viết tắt của “Winter – mùa đông” chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Nhớt đa cấp vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.

Định kỳ thay dầu

 

Cùng với thời gian sử dụng thì khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ của dầu nhớt cũng dần dần bị suy giảm. Nếu cứ tiếp tục sử dụng thì sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ của động cơ. Do đó, để đảm bảo khả năng vận hành ổn định của xe thì cần thực hiện chế độ thay dầu định kỳ.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia về bảo dưỡng sửa chữa ô tô cũng như khuyến cáo của các hãng xe. Đối với xe mới thì nên thay dầu sau 500 – 1000Km đầu tiên để loại bỏ sạch những mạt kim loại còn sót lại sau khi chế tạo. Thời hạn thay dầu các lần tiếp theo tùy thuộc vào từng dòng xe và từng hãng xe khác nhau khuyến cáo. Người dùng cần tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất để thay dầu đúng thời hạn nhằm bảo vệ động cơ ô tô. 

Hiện nay đi cùng với sự sôi động của thị trường ô tô thì thị trường dầu nhớt cũng rất đa dạng, người dùng cần xem xét kĩ càng để lựa chọn đúng chủng loại dầu tốt cho chiếc xe của mình.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>